Phương trình mặt cầu - Bài tập phần 7

Bài tập: Cho mặt cầu \( (S): (x - 3)^2 + (y + 1)^2 + z^2 = 9 \) và 3 điểm \( A(1, 0, 0), B(2, 1, 3), C(0, 2, -3) \). Biết rằng tập hợp các điểm \( M \) thuộc mặt cầu \( (S) \) thỏa mãn điều kiện: \( MA^2 + 2MB \cdot MC = 8 \) là một đường tròn. Bán kính \( r \) của đường tròn này là:  
A. \( r = \sqrt{7} \quad \) B. \( r = 2\sqrt{2} \quad \) C. \( r = \sqrt{2} \quad \) D. \( r = 7 \).  

 

Đáp án:

\( M(x, y, z) \Rightarrow \overrightarrow{MA} = (1 - x, -y, -z), \overrightarrow{MB} = (2 - x, 1 - y, 3 - z), \overrightarrow{MC} = (-x, 2 - y, -3 - z) \)

\( MA^2 + 2MB \cdot MC = 8 \)

\(\Leftrightarrow (1 - x)^2 + y^2 + z^2 + 2(2 - x)(-x) + 2(1 - y)(2 - y) + 2(3 - z)(-3 - z) = 8 \)

\( \Leftrightarrow x^2 + y^2 + z^2 + 1-  2x + 2x^2 - 4x + 2y^2 - 6y + 4 + 2z^2 - 12z + 18 = 8 \)  

\( \Leftrightarrow 3x^2 + 3y^2 + z^2 - 6x - 6y - 21 = 0 \).  

\( \Leftrightarrow x^2 + y^2 + z^2 - 3x - 2y  - 7 = 0 \quad (S) \).  

Mặt cầu \( (S') \) có tâm \( I(1, -1, 0) \), bán kính \( R = \sqrt{1+1+7} =3 \).  

Mặt cầu \( (S) \) có tâm \( I(3, -1, 0) \), bán kính \( R = 3 \).  

\( IJ = \sqrt{4 + 4 + 1} = 2\sqrt{2} \).  

\(r = HM = \sqrt{MI^2 - IH^2} = \sqrt{9 - 2} = \sqrt{7} \Rightarrow \boxed{A}\)

page32


Bài tập: Trong không gian \( Oxyz \), cho mặt cầu \( (S): (x - 2)^2 + (y - 1)^2 + (z - 1)^2 = 9 \) và \( M(x_0, y_0, z_0) \) thuộc \( (S) \), sao cho \( A = x_0 + 2y_0 + 2z_0 \) đạt giá trị nhỏ nhất. Khi đó, \( x_0 + y_0 + z_0 \) bằng:  
\( A. 2 \quad B. -1 \quad C. -2 \quad D. 1 \)  

Đáp án:

\( M(x_0, y_0, z_0) \) thỏa: \( x_0 + 2y_0 + 2z_0 - A = 0 \).

 Nên \(M \in  mp(P): x + 2y + 2z - A = 0 \). Vậy \( M \) là điểm chung của \( (S) \) và \( (P) \).  

 Mặt cầu \( (S) \) có tâm \( I(2, 1, 1) \) và \( R = 3 \).  
\( (S) , (P) \) có điểm chung \( \Leftrightarrow d(I, (P)) \leq 3 \).  
 \(  \Leftrightarrow \frac{|6 - A|}{3} \leq 3  \Leftrightarrow -3 \leq A \leq 15 \).  

Min\( A = -3 \Leftrightarrow M \) là tiếp điểm của \( (S) \) và \( (P) \).  
\( x_0 + 2y_0 + 2z_0 + 3 = 0 \).  
\( M \) là hình chiếu vuông góc của \( I(2, 1, 1) \) lên mặt phẳng \( (P): x + 2y + 2z + 3 = 0 \).  
\(\Leftrightarrow M(1, -1, -1) \Rightarrow x_0 + y_0 + z_0 = -1  \Rightarrow \boxed{B}\).  

Cách 2:
\( A- 6 = (x_0 - 2) + 2(y_0 - 2) + 2(z_0 - 2) \).  

\( \leq \sqrt{(1 + 4 + 4)[(x_0 - 2)^2 + (y_0 - 2)^2 + (z_0 - 2)^2]} = 9 \)  
\( \Rightarrow -3 \leq A \leq 15 \).

page33


Bài tập: Gọi \( (S) \) là mặt cầu qua 2 điểm \( A(1, 2, 1) \), \( B(3, 2, 3) \), có tâm thuộc mặt phẳng \( (P): x - y - 3 = 0 \), đồng thời có bán kính nhỏ nhất. Tính bán kính \( R \) của mặt cầu \( (S) \).
\( A. 1 \quad B. \sqrt{6} \quad C. 2 \quad D. 2\sqrt{2} \).  

Đáp án:

- Mặt cầu \( (S) \) qua \( A \) và \( B \)  \(\Rightarrow\) Tâm \( I \) của mặt cầu \( (S) \) nằm trong mặt phẳng \( (Q) \), qua \( J(2, 2, 2) \bot \overrightarrow{AB} = (2, 0, 2) \).  
Phương trình mặt phẳng \( (Q): x + z - 4 = 0 \).  

- Suy ra: Tâm \( I \) của mặt cầu \( (S) \) nằm trên đường thẳng \( \Delta \) là giao tuyến của mặt phẳng \( (P) \) và \( (Q) \):  
\( \begin{cases} x - y - 3 = 0 \\ x + z - 4 = 0 \end{cases} \).

\( R = IA = \sqrt{JA^2 + IJ^2} \)

- \( R \) nhỏ nhất \(\Leftrightarrow IJ \) nhỏ nhất \(\Leftrightarrow I \) là hình chiếu vuông góc của \( J(2, 2, 2) \) xuống đường thẳng \( \Delta \).

\( \overrightarrow{u_\Delta} = [\overrightarrow{n_P}, \overrightarrow{n_Q}] = [(1, -1, 0), (1, 0, 1)] = (-1, -1, 1) \)

Mặt phẳng \(T\) qua \( J(2, 2, 2) \) vuông góc với \( \Delta \) có phương trình: \( x + y - z - 2 = 0 \).

Hình chiếu vuông góc của \( J \) xuống \( \Delta \) có tọa độ thỏa hệ:  
\( \begin{cases} x - y = 3 \\ x + z = 4 \\ x + y - z = 2 \end{cases} \Leftrightarrow I(3, 0, 1) \Rightarrow R = IA = 2\sqrt{2} \Rightarrow \boxed{D}\).

Cách 2: 
\( R = d(J, \Delta) = \sqrt{6} \Rightarrow R = \sqrt{JA^2 + IJ^2} = \sqrt{6 + 2\sqrt{2}} \)

page34


Bài tập: Trong không gian \( Oxyz \), cho \( A(0, 1, 1) \), \( B(3, 0, -1) \), \( C(0, 21, -19) \), và mặt cầu \( (S): (x - 1)^2 + (y - 1)^2 + (z - 1)^2 = 1 \). \( M(a, b, c) \in (S) \) sao cho \( T = 3MA^2 + 2MB^2 + MC^2 \) đạt giá trị nhỏ nhất. Tính tổng \( a + b + c \) bằng:
\(A. 0 \quad B. 12 \quad C. \frac{12}{5} \quad D. \frac{14}{5} \)

Đáp án:

Gọi \( D \) là điểm hợp lý
\( T = 3(\overrightarrow{MD} + \overrightarrow{DA})^2 + 2(\overrightarrow{MD} + \overrightarrow{DB})^2 + (\overrightarrow{MD} + \overrightarrow{DC})^2 + 3\overrightarrow{DA}^2 + 2\overrightarrow{DB}^2 + \overrightarrow{DC}^2 \) 
\( = 6MD^2 + 6\overrightarrow{MD} \cdot \overrightarrow{DA} + 4\overrightarrow{MD} \cdot \overrightarrow{DB} + 2\overrightarrow{MD} \cdot \overrightarrow{DC} + \dots \)
\( = 6MD^2 + 2\overrightarrow{MD} \cdot (3\overrightarrow{DA} + 2\overrightarrow{DB} + \overrightarrow{DC}) + \dots \)

Tìm điểm \( D \) sao cho: \( 3\overrightarrow{DA} + 2\overrightarrow{DB} + \overrightarrow{DC} = \overrightarrow{0} \).  
Gọi \( D(\alpha, \beta, \delta) \), ta có hệ:  
\( \begin{cases} 3( - \alpha) + 2(3 - \alpha) + ( - \alpha) = 0 \\ 3(1 - \beta) + 2( - \beta) + (21 - \beta) = 0 \\ 3(1 - \delta) + 2(-1 - \delta) + (-19 - \delta) = 0 \end{cases}  \Rightarrow \begin{cases} \alpha = 1 \\ \beta = 4 \\ \delta = -3 \end{cases} \Rightarrow D(1, 4, -3) \)

Mặt cầu \( (S) \) có tâm \( I(1, 1, 1) \) và \( R = 1 \).  

\( ID = \sqrt{9 + 16} = 5 \).  

\( T = 6MD^2 \) nhỏ nhất \(\Leftrightarrow DM \) nhỏ nhất:  
\( \begin{cases} DM = DI - R = 5 - 1 = 4 \\ M  \text{ là giao điểm của đường thẳng}  DI  \text{và mặt cầu} (S) \end{cases}\)  

Đường thẳng \( DI \):  \( \begin{cases} x = 1 \\ y = 1 + 3t \\ z = 1 - 4t \end{cases} \).  

 \( (1 - 1)^2 + (3t)^2 + (4t)^2 = 1  \Rightarrow 25t^2 = 1 \Leftrightarrow t = \pm \frac{1}{5} \)

 \(  M_1(1, \frac{8}{5}, \frac{1}{5}), M_2(1, \frac{2}{5}, \frac{9}{5}) \)

\( DM_1 = \sqrt{\frac{144}{25} + \frac{256}{25}} = 4 \Rightarrow M(1, \frac{8}{5}, \frac{1}{5}) \).  

\( \Rightarrow a + b + c = 1 + \frac{8}{5} + \frac{1}{5} = \frac{14}{5} \Rightarrow \boxed{D}\).

page35


Bài tập: Trong không gian \( Oxyz \), cho \( A(0, 0, 1) \), \( B(0, m, 0) \), \( C(n, 0, 0) \), \( m, n \) là các số thực dương thỏa mãn: \( m + 2n = 1 \). Tính giá trị nhỏ nhất của bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \( OABC \).  
\( A. \frac{\sqrt{6}}{4} \quad B. \frac{\sqrt{3}}{3} \quad C. \frac{\sqrt{30}}{10} \quad D. \frac{\sqrt{3}}{10} \).  

Đáp án:

Gọi \( D(n, m, 1) \).  
Tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \( OABC \) là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình hộp có chứa các đỉnh \( O, A, B, C \), \( I \) là trung điểm của \( OD \): \( I\left(\frac{n}{2}, \frac{m}{2}, \frac{1}{2}\right) \).  

Bán kính \( R \) của mặt cầu là: \( R = \frac{1}{2} \sqrt{n^2 + m^2 + 1} \)

\( 1 = m + 2n \leq \sqrt{5(m^2 + n^2)} \Rightarrow m^2 + n^2 \geq \frac{1}{5}\)

\( R = \frac{1}{2} \sqrt{m^2 + n^2 + 1} \geq \frac{1}{2} \sqrt{\frac{1}{5} + 1} = \frac{\sqrt{30}}{10} \)

\( \Rightarrow \min R = \frac{\sqrt{30}}{10} \Rightarrow \boxed{C} \)

(Dấu "=" xảy ra khi: \(m = \frac{n}{2}, \, n = 2m \Rightarrow \begin{cases} m = \frac{1}{5} \\ n = \frac{2}{5} \end{cases} \))

page36